Tinh dầu tràm có tác dụng gì cho mẹ và bé - Cách sử dụng xông hơi dầu tràm

Tinh dầu tràm có tác dụng gì trong việc làm săn chắc da, khán khuẩn, chống chảy sệ & đẹp da hoặc dùng tinh dầu tràm để tắm, xông hơi? 

Nó là những bài thuốc dân gian của Huế được các vua chúa, quý tộc áp dụng từ ngàn xưa cho đến nay vẫn còn được nhiều người áp dụng.

Tinh dầu tràm nguyên chất được chiết xuất từ cây tràm theo phương pháp thủ công và có rất nhiều tác dụng cho phụ nữ trước, sau khi sinh, người già và trẻ nhỏ. Loại cây này có nhiều ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Từ xưa khi chưa có các loại nguyên liệu hay liều thuốc nào giúp điều trị các triệu chứng bệnh cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay phụ nữ trước và sau khi sinh thì dầu tràm là lựa chọn hàng đầu để hỗ trợ điều trị.

Dầu tràm chứa thành phần gì, chiết xuất từ đâu?

Dầu tràm được chiết suất từ lá tràm 100%, không chất bảo quản không có tác dụng phụ. Được phân bố chủ yếu ở các vùng khô hạn của miền Trung. Thành phần chính trong tinh dầu tràm là Alpha Terpineol và Eucalyptol rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra còn giàu Terpineol, linalool, limonen. Đặc biệt hoạt chất Eucalytol trong tinh dầu tràm lại có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm, có hương thơm và mùi dễ chịu. Chất Terpineol có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, thực tế đã có nhiều công trình của bộ Y Tế cấp nhà nước đã nghiên cứu công dụng kháng khuẩn của Terpineol có tác dụng ức chế các loại virus cúm.

Lá tràm nguyên liệu của tinh dầu tràm

Từ xa xưa, dầu tràm đã là một sản phẩm đặc trưng riêng của người miền Trung. Với sự phát triển mạnh của xã hội ngày nay thì giờ đây dầu tràm đã phổ biến rộng khắp đất nước, trở thành món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Dầu tràm xứ Huế với nhiều ứng dụng góp phần tạo cho cơ thể người phụ nữ nhanh trở về cơ địa cũ, săn chắc và làm đẹp da sau sinh.

Bé lọt lòng, cơ thể người mẹ giảm đi rất nhiều sinh lực và khí huyết. Do đó việc cử nước, cử gió cho bà mẹ sau khi sinh là rất cần thiết. Mình gửi đến các mẹ kinh nghiệm dùng dầu tràm của phụ nữ Huế sau khi sinh để các mẹ nhanh lấy lại được cơ thể khỏe mạnh và xinh đẹp.

Dùng tinh dầu tràm cho mẹ & bé thế nào đúng?

Thoa tinh dầu tràm hàng ngày cho bé. Sau khi sinh bé và trở về nhà, mẹ trẻ nên nhờ các bà, mẹ xoa dầu tràm cho mình hàng ngày. Cách xoa khá đơn giản, chỉ tránh vùng mặt, ngực cho bé bú và vùng kín. Nếu mẹ nào sinh bằng phương pháp sinh mổ cũng nên cẩn thận tránh tránh xoa vào vùng mổ.

Dùng tinh dầu tràm cho mẹ và bé


Cách này, sẽ giúp cơ thể các mẹ sẽ nhanh chóng trở về cơ địa cũ, tránh được gió, tránh đau nhức xương về sau và sẽ có một làn da mơn mởn trở lại. Bên cạnh đó, người thoa dầu cho các mẹ phải kèm thêm các động tác nắn, xát để dầu tràm thẩm thấu và cơ thể của mẹ đỡ mỏi hơn khi chỉ “ăn và nằm” trong thời kỳ cữ.
 

Sử dụng tinh dầu tràm khi xông hơi

Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 2 đến trước 01 ngày đầy tháng, các mẹ sẽ được xông người bằng nước lá (thường thì lá xã, chanh, hương nhu…). Để có tác dụng tốt hơn của việc xông hơi thì các bà mẹ nên cho vào xông nước lá vài giọt tinh dầu tràm nguyên chất rồi dùng chăn trùm kín. Hơi nước bốc lên đưa tinh dầu bay lên thấm sâu vào da thịt, khơi thông kinh lạc và có tác dụng trừ gió, tăng cường khí bảo vệ cơ thể.
Ngày nay, việc xông hơi cho phụ nữ sau khi sinh thường được thực hiện khoảng 10 lần. Mỗi lần được diễn ra khoảng 10 ngày. Phương pháp tốt nhất để các mẹ tống những chất độc hại ra khỏi cơ thể và khử trừ được mùi đặc trưng của các mẹ sau khi sinh.

Tắm với tinh dầu tràm

Các mẹ nên cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm để tắm. Tinh dầu tràm sẽ giúp các mẹ thư giãn toàn bộ cơ thể, khơi thông kinh mạch và cảm thấy thư thái, sảng khoái.. Sau khi tắm xong, các mẹ nên lau người thật khô và xoa dầu tràm vào các vùng của cơ thể như cách hướng dẫn trên. Ngoài các công dụng trên, dầu tràm còn để lại trên cơ thể các mẹ một mùi hương thoang thoảng và dễ chịu.

Tắm với tinh dầu tràm cho bé

Trên là phương pháp dùng dầu tràm cho mẹ sau khi sinh ở Huế. Người Huế chăm sóc cho phụ nữ sau khi sinh khá kỷ để khí hậu nắng gió khắc nghiệt của miền Trung sẽ không tác động nhiều đến sức khỏe của chị em phụ nữ.