4 biện pháp phòng tránh bé bị hăm tã hiệu quả

Trước những hiểm nguy khó lường trước thì tình trạng hăm tã ngày càng nhiều. Trong nghiên cứu của giáo sư Krafchick là trưởng khoa da liễu trẻ em cho biết, có khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng hăm tã. Mặc dù hăm tã không thuộc dạng nghiêm trọng nhưng có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hướng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như: cáu gắt, biếng ăn, giảm cân, khóc đêm,...

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị hăm tã

Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do làn da của bé rất mỏng, chưa được bảo vệ hoàn toàn và tiếp xúc rất lâu với những tác nhân kích ứng như: phân, nước tiểu. Hăm tã cũng xảy ra khi bé vừa mới tắm xong, người bé còn ẩm ướt đã vội mang tã cho bé.

Còn nguyên nhân khác rất cũng rất nhiều mẹ mắc phải là do lạm dụng quá nhiều phấn rôm. Khi thoa phấn rôm, người bé trở nên thơm tho hơn, mát mẻ hơn nhưng các mẹ lầm tưởng là có công dụng chống hăm và rôm sẩy. Không nên sử dụng nhiều phấn rôm khi bé vừa mới tắm xong. Vì phấn rôm khiến lỗ chân lông của bé bị bít tắc và trở nên khó khăn hơn trong việc thoát ẩm, từ đó khiến da bé bị hăm.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến bé bị hăm da như: kích ứng không tốt với chất liệu tã lót, tã lót của bé không an toàn, sạch sẽ, tã quấn quá chặt, đi ngoài kéo dài cũng khiến bé bị hăm tã,...

Để bảo vệ an toàn cho bé việc đầu tiên là các mẹ nên chủ động tạo ra những lớp màng ngăn chặn không cho các tác nhân kích ứng tiếp xúc làn da bé, giúp cho bé tránh xa các chứng gây ra hăm tã.

Biện pháp phòng tránh khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Các mẹ luôn chuẩn bị sẵn kiến thức cho mình để đề phòng những tình huống xấu nhất có thể xảy ra ở bé nhà mình. Dưới đây là 4 biện pháp phòng tránh bé bị hăm tã hiệu quả mẹ cần biết:

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Thay tã thường xuyên cho trẻ sơ sinh

Làn da của bé rất mỏng ở độ tuổi từ 0 đến 24 tháng tuổi, các nhân tố trong cơ thể trẻ như: các sợi collagen nhỏ, các sợi protein phát triển chưa đủ nên khiến làn da bé trở nên mỏng hơn. Ngoài ra, chất nhờn và nồng độ pH axit thấp dưới sự chậm trễ trong việc sản sinh, khó có thể chống chọi với những tổn thương.

Các yếu tố được nêu trên là tác nhân khiến làn da bé dễ bị mẫn cảm hơn bởi tác động từ môi trường.

Mẹ hay cho bé mặc tã nhưng lại không thay tã thường xuyên, thì làn da bé sẽ tiếp xúc lâu với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã, làm cho da bé dễ bị kích ứng và dẫn đến hăm tã. Cho nên mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên nhé.

Dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Hiện nay có rất nhiều loại tã tuy nhiên để chọn loại tã chống hăm tốt nhất cho bé là nên sử dụng tã vải. Với chất liệu 100% cotton tự nhiên, mềm mại, khô ráo, không hóa chất, rất an toàn cho làn da của bé. Độ thấm hút mồ hôi của tả vãi tốt hơn các loại tã khác, nhanh khô, thoáng khí, thoải mãi và an toàn cho bé.

Hơn hết, tã vải khá rẻ tiết kiệm cho mẹ được khoản phí so với tã giấy.

Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Cách tốt nhất để tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh là nên vệ sinh sạch sẽ mỗi khi mẹ thay tã. Điều này giúp bé tránh tiếp xúc với nhiều chất độc hại bám từ tã.

Dùng dầu mù u chống hăm tã cho bé

Dầu Mù U có rất nhiều công dụng, trong số đó là chống hăm tã cho bé bằng dầu mù u. Dầu Mù U có khả năng tái tạo nhanh và thúc đẩy sự hình thành của các mô mới, đẩy mạnh quá trình lên da non, chữa lành vết thương mang lại làn da khỏe mạnh.

Dầu Mù U có khả năng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn, có thể dùng để bôi trực tiếp lên da bé, chữa hăm tã cho bé bằng dầu mù u rất tốt và mang lại hiệu quả sau vài giờ. Không chỉ thế, dầu mù u còn chữa bỏng, phát ban, côn trùng cắn, làm giảm đau nhức, sát khuẩn, chống nhiễm trùng, kích thích lên da non…

Mũi tênXem và đặt mua tại đây: Dầu mù u nguyên chất.

Lưu ý khi chữa hăm tã cho trẻ

Dưới đây là những điều mà mẹ không nên làm

- Quên thay tã trong nhiều giờ.

- Không quấn tã quá chặt.

- Lạm dụng, bôi phấn rôm quá nhiều.

- Dùng kem bôi hoặc một số loại thuốc không rõ nguồn gốc.

- Dùng chung kem chống hăm.

Lời khuyên: cho bé tiếp xúc với không khí trong thời gian ngắn khi thay tã. Bé sẽ cảm thấy thoải mãi, dễ chịu hơn và tránh bị hăm tã. Ngoài ra, mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào da bé.